Tạp chí CSND - Chiều 15/3 (theo giờ địa phương), tại New Zealand, một loạt các vụ xả súng kinh hoàng đã xảy ra tại thánh đường Masjid Al Noor ở trung tâm Christchurch, thánh đường Linwood Masjid ở khu ngoại ô thành phố và các địa điểm khác. Theo các cơ quan chức năng, vụ khủng bố trên đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 người và làm bị thương hơn 20 người khác.
Theo lời kể của các nhân chứng, một gã đàn ông thấp, da trắng, tóc vàng, đội mũ bảo hiểm màu đen, mặc áo chống đạn và cầm theo một khẩu súng máy tự động đã xông vào thánh đường Hồi giáo Masjid Al Noor ở trung tâm thành phố Christchurch. Sau đó, hắn đã nã đạn không ngừng vào đám đông, lên tới hàng trăm người đang tham gia lễ cầu nguyện chiều thứ Sáu. Thời gian xả súng kéo dài khoảng 10 - 15 phút.

Khoảng 50 người đã thiệt mạng và hơn 20 người bị thương trong vụ xả súng đẫm máu tại 2 nhà thờ ở New Zealand (Ảnh: St)
Điều tra ban đầu cho thấy vụ xả
súng tại hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand có khả năng
đã được lên kế hoạch tỉ mỉ, kể cả việc chuẩn bị livestream nhằm thu hút tối đa
sự thu hút của dư luận trên mọi phương tiện truyền thông xã hội. Một đoạn video
dài 17 phút của vụ xả súng đã được đăng lên Facebook, YouTube, Twitter và
Instagram. Nhiều trang web còn đưa ra liên kết đến một bản tuyên ngôn thể hiện
quan điểm của kẻ xả súng liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc. Bản tuyên ngôn
đề cập đến nạn diệt chủng người da trắng, một lý thuyết âm mưu của chủ nghĩa
phát xít mới cho rằng người da trắng đang được thay thế và loại bỏ và một khẩu
hiệu 14 chữ về người da trắng thượng đẳng.

Nghi phạm vụ xả súng tại New Zealand livestream hành động tội ác (Ảnh: St)
Sau khi đoạn video được phát tán,
lãnh đạo Facebook cho biết đã xóa tài khoản, video và các bình luận liên quan.
Facebook không cho phép những kẻ giết người hàng loạt có tài khoản trên nền tảng
của mình, sẽ tiếp tục tìm kiếm và xóa đi những bản sao của video man rợ kia.
Nhưng bất chấp những nỗ lực, đoạn video này đã lan truyền trên mạng internet với
tốc độ chóng mặt.
Trước khi internet ra đời và phát
triển, đối với những thông tin, hình ảnh, video mang tính chất tuyên truyền, cổ
xúy bạo lực, tội ác và khủng bố như thế này, thường chỉ có cảnh sát hay truyền
thông được quyền tiếp cận và thông báo tới dư luận. Nhưng trong thời đợi công
nghệ hiện nay, đặc biệt từ khi mạng xã hội hình thành và phát triển, khó có thể
kiểm soát và quản lý những thông tin này. Lợi dụng sơ hở từ khâu quản lý, nhiều
nguồn thông tin không chính thống, tin giả, tin khủng bố… đã được lan truyền
nhanh chóng, tiếp cận đến nhiều đối tượng.
Những vụ bê bối liên quan đến mạng
xã hội liên tiếp xảy ra gần đây khiến các nền tảng truyền thông xã hội bao gồm
Facebook phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ, khắc nghiệt hơn. Nhiều tờ báo
cho biết, trong tuần vừa qua, tâm lý tiêu cực đối với Facebook đã tăng lên mức
cao nhất trong gần 8 tháng khi nền tảng này gặp trục trặc, thậm chí còn bị điều
tra vì cáo buộc bán dữ liệu người dùng.
HN