Tạp chí CSND - Ngày 5/11/2018, Học viện CSND phối hợp với Viện Khoa học hình sự (C09) tổ chức hội thảo khoa học “Biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an nhân dân trong tình hình mới”.
Năm 2017 đã đi qua với những biến động hết sức phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động trực tiếp đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) của đất nước cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và áp lực lớn hơn so với năm 2016.
Tạp chí CSND - Đại diện Tổng cục Cảnh sát biểu dương tinh thần dũng cảm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Ninh, ân cần hỏi thăm và chúc Thiếu úy Chính cũng như các CSGT bị thương trong tổ công tác nhanh chóng bình phục sức khỏe...
Tạp chí CSND - Sáng 27/7/2017, tại Hà Nội, thực hiện Kế hoạch số 74/KH-BCA-V21 ngày 03/4/2017, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người xuyên quốc gia trong tình hình mới”. Đồng chí Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo 138/CP dự và chỉ đạo Hội thảo.
Tạp chí CSND - Thực hiện chương trình công tác của tiểu ban lý luận về trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng lý luận Bộ Công an; căn cứ kế hoạch số 02/KH-T32-NCLLCS của Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân về triển khai công tác của tiểu ban Lý luận về trật tự, an toàn xã hội, ngày 23/3/2017, Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp cùng Tiểu ban lý luận về trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng lý luận - Bộ Công an, Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Lý luận về phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong điều kiện thành lập cộng đồng ASEAN” dưới sự chủ trì của Thiếu tướng, GS, TS Hồ Trọng Ngũ, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân.
Tham nhũng trong khu vực tư vẫn là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam cả dưới khía cạnh lý luận và thực tiễn pháp lý. Luật phòng, chống tham nhũng của chúng ta mới chỉ dừng lại điều chỉnh hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước (khu vực công).
“Hối lộ” có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể là một hành vi vi phạm pháp luật, một tệ nạn xã hội, một hiện tượng tiêu cực trong xã hội hay tàn dư của chế độ cũ hoặc thậm chí là một loại hành vi tham nhũng...